Xây dựng nhà công nghiệp bằng vật liệu nhẹ, vật liệu 3D đang dần trở thành xu hướng vật liệu xây dựng mới bởi những hiệu quả kinh tế vượt trội mà nó mang đến trọng xây dựng nhà. Ví dụ như giảm chi phí, thi công nhanh, bảo vệ môi trường đang dần tăng lên. Tuy nhiên, con đường đưa các sản phẩm mới này vào thị trường xây dựng vẫn còn rất nhiều chông gai. Hãy cùng Vật liệu nhẹ 3d tìm hiểu về vật liệu xây dựng siêu nhẹ có những ưu thế, những ứng dụng và những khó khăn gì trong bài viết sau đây!
Xây nhà bằng vật liệu nhẹ là gì?
Xây nhà bằng vật liệu nhẹ là kỹ thuật xây dựng nhà ở bằng cách sử dụng các vật liệu siêu nhẹ trong tất cả các hạng mục từ xây thô đến hoàn thiện công trình. Thay vì sử dụng các vật liệu xây dựng phổ biến có trọng lượng lớn như gạch, bê tông, sắt thép,… kỹ thuật này sử dụng các vật liệu có trọng lượng nhẹ hơn nhiều mà vẫn có thể đảm bảo được độ cứng, độ an toàn và độ bền cho công trình. Bên cạnh đó các công trình được xây dựng bằng vật liệu nhẹ còn được đánh giá có khả năng chống nóng, chống cháy và tính thẩm mỹ cao hơn nhiều so với các công trình thông thường.
Vật liệu xây dựng nhẹ là gì?
Vật liệu xây dựng nhẹ là một thuật ngữ phổ biến trong ngành xây dựng. Đây là tên gọi chung cho những vật liệu kết cấu trọng lượng nhẹ nhưng có khả năng chịu lực cao. Những vật liệu đó có thể kể đến như: bê tông xốp, gạch nhẹ, nhựa vinyl,…
Ưu thế vượt trội
Trong bối cảnh các vật liệu tự nhiên ngày dần cạn kiệt do nhu cầu khai thác tối đa của con người, ngành xây dựng đã bắt đầu xuất hiện xu hướng sử dụng các vật liệu siêu nhẹ trong xây dựng nhằm mục đích giảm thiểu những tác động tiêu cực đối với môi trường. Các vật liệu xây dựng siêu nhẹ bao gồm các loại vật liệu kết cấu tường, vật liệu cách nhiệt, tấm lợp, cửa sổ, cửa ra vào, mặt tiền, vách thạch cao, trần nhà, sàn nhà, các sản phẩm từ xi măng và cả đá siêu nhẹ. Những loại vật liệu này thường có xếp hạng năng lượng thấp hơn so với những vật liệu truyền thống. Do đó, trong suốt vòng đời, vật liệu xây dựng siêu nhẹ sẽ sử dụng năng lượng ít hơn so với những loại vật liệu khác. Mặt khác, vật liệu siêu nhẹ trong xây dựng còn có thể phản ứng nhanh hơn với những thay đổi về nhiệt độ, có khả năng làm mát nhanh ở những vùng khí hậu nóng. Vật liệu xây dựng siêu nhẹ tốn ít chi phí hơn để sản xuất và vận chuyển, đồng thời tốn ít diện tích để cất trữ tại công trường.
Ứng dụng vật liệu xây dựng siêu nhẹ
Điểm chung của các sản phẩm này là đều có ứng dụng rất đa dạng và thích hợp trong các việc hoàn thiện công trình như ốp tường trang trí, lát nền sân, ban công, vườn, lối đi, làm tường rào, cột… Thi công nhà lắp ghép, thi công homestay lắp ghép, quán cà phê lắp ghép bằng những loại vật liệu siêu nhẹ như tấm panel, sắt, khung thép,… là những ứng dụng nổi bật của vật liệu nhẹ trong xây dựng. Bên cạnh đó, việc sử dụng vật liệu xây dựng siêu nhẹ để ứng dụng vào nội thất hay làm nhà vừa mang lại hiệu quả kinh tế như giảm được chi phí nền móng, thời gian thi công nhanh, vừa bảo vệ môi trường mà vẫn đẹp bền vững theo thời gian. Do đó, xây nhà bằng vật liệu nhẹ đang là một xu hướng mới được nhiều người lựa chọn cho công trình của mình. Theo đánh giá của giới chuyên gia vật liệu xây dựng, không giống như các vật liệu tự nhiên, vật liệu xây dựng siêu nhẹ, trong đó có loại đá siêu nhẹ, ngoài những hoa văn cố định, nhà sản xuất có thể tự thiết kế các loại hoa văn theo nhu cầu và thị hiếu của thị trường. Màu sắc của vật liệu xây dựng siêu nhẹ cũng đa dạng hơn nhờ khả năng pha trộn, phối màu để tạo ra những tông màu phù hợp với sở thích của khách hàng.
Các vật liệu nhẹ trong xây dựng tốt nhất
Bê tông siêu nhẹ
Bê tông siêu nhẹ là vật liệu xây dựng được xử lí qua quy trình công nghệ hiện đại trong sản xuất như phối trộn hỗn hợp nguyên liệu đặc trưng hay chưng dưới áp suất cao. Những ưu điểm có thể kể đến của loại bê tông này như khả năng cách nhiệt, cách âm tốt, khả năng chống cháy, chống nóng cũng như khả năng chịu nén và uốn đặc trưng. Vậy nên, những sản phẩm được tạo nên từ bê tông siêu nhẹ đều mang tính cách mạng và có tính ứng dụng cao cho ngành xây dựng.
Gạch siêu nhẹ
Gạch siêu nhẹ hay gạch không nung bê tông là loại vật liệu đứng ứng dụng nhiều trong các công trình cao tầng, nhà xưởng, những công trình đòi hỏi sự kiên cố nhất định. Loại vật liệu này được sản xuất từ xi măng kết hợp với tro nhiệt điện, chất tạo bọt, sợi tổng hợp,… tạo nên viên gạch rỗng kết cấu bên trong. Gạch siêu nhẹ có những đặc điểm nổi bật như khả năng chống ồn, cách nhiệt, chống nóng và cách âm hiệu quả. Ngoài ra, thời gian thi công công trình với loại vật tư xây dựng này cũng giảm từ 30 – 50% so với gạch bình thường. Vì vậy mà các chi phí cho nhân công xây dựng, vôi vữa,… cũng giảm đi phần nào.
Tấm bê tông nhẹ ALC
Tấm bê tông nhẹ ALC là loại vật tư xây dựng được sản xuất bằng công nghệ bê tông khí chưng áp chất lượng cao. Các phản ứng hoá học diễn ra trong quá trình chưng áp và sản xuất giúp tấm tường có kết cấu siêu nhẹ, độ bền cao cùng những tính năng vượt trội khác: khả năng chịu uốn và chịu gió,… Bên cạnh đó, với thời gian thi công nhanh chóng và giá thành thấp, loại vật liệu này đang được ưa chuộng tại Nhật Bản và các nước Châu Âu.
Tấm bê tông nhẹ EPS
Bê tông EPS và cốt thép gia cường là 2 thành phần chính của tấm bê tông siêu nhẹ EPS. Cũng giống như những vật liệu nhẹ ở trên, trọng lượng nhẹ, khả năng chống cháy, cách nhiệt, chịu lực, chịu tải vượt trội là những ưu điểm của loại vật liệu này. Với công nghệ hiện đại ngày nay, bề mặt của tấm bê tông nhẹ EPS đã trở nên đồng nhất, bằng phẳng hơn so với trước đây.
Tấm bê tông nhẹ Cemboard
Nhà lắp ghép tấm Cemboard hiện đang là mô hình rất được ưa chuộng trong xây dựng. Tấm bê tông nhẹ Cemboard là một loại vật liệu nhẹ dạng tấm, được sản xuất bằng công nghệ tiên tiến từ Châu Âu. Kết cấu của tấm bê tông gồm hỗn hợp của xi măng Portland, cát siêu mịn Silica và sợi Cellulose đã được tinh chế. Với bê tông nhẹ Cemboard, các nhà đầu tư đã tiết kiệm tối đa được chi phí về nhân công và thời gian thi công tại công trường bởi giá thành vật liệu này thấp, không cần nhân lực trình độ cao. Vì vậy, đây là giải pháp vô cùng tối ưu cho những công trình cần đảm bảo tiến độ và chất lượng.
Tấm thạch cao
Là một trong những loại vật tư xây dựng phổ biến nhất hiện nay, tấm thạch cao thường được ứng dụng trong thi công trần thạch cao, vách ngăn nội thất. Thành phần của tấm thạch cao gồm bột thạch cao sau khi được nung trong lò và một vài chất phụ gia phù hợp với từng loại tấm. Bên cạnh những ưu điểm nổi trội về khả năng chống ẩm, chịu nước, chống cháy lan, tiêu âm, cách âm thì loại vật liệu này còn một nhược điểm là dễ thấm nước dẫn đến việc dễ bị phai màu. Vì vậy, chủ đầu tư cần lựa chọn xây dựng bằng tấm thạch cao ở những không gian phù hợp.
Tấm trần thạch cao
Trần thạch cao là loại trần được làm bởi các tấm thạch cao được gắn cố định bằng một khung nối với kết cấu chính (sàn, dầm…) của tầng trên. Trần thạch cao có nhiều loại: trần thạch cao chống ẩm, trần thạch cao tiêu âm, trần thạch cao chịu nước, trần thạch cao chống nóng. Bên cạnh đó, với sự đa dạng về mẫu mã, tấm trần thạch cao đang rất được yêu thích tại các hộ gia đình.
Tấm tường vách thạch cao
Cũng như tấm trần thạch cao, vách thạch cao là lựa chọn tuyệt vời trong thi công thiết kế nội thất. Vách ngăn thạch cao được xây dựng từ hệ khung sẵn cùng với các tấm thạch cao thay thế cho vật liệu tường gạch truyền thống. Với những ưu điểm nổi bật như khả năng cách âm lên đến 95%, dễ dàng tháo lắp, di dời, mẫu mã đa dạng cùng với trọng lượng nhẹ hơn hẳn so với tường gạch, loại vật liệu này được xem là giải pháp toàn diện cho tường và vách ngăn hiện nay.
Tấm sàn gỗ nhẹ
Tấm sàn gỗ là vật liệu nhẹ trong xây dựng dùng để lát sàn nhà. Tấm sàn gỗ gồm 3 loại chính: sàn gỗ kỹ thuật, sàn gỗ tự nhiên, sàn gỗ công nghiệp. Từng loại sàn gỗ sẽ có ưu nhược điểm sẽ khác nhau. Tuy nhiên, những loại sàn gỗ này đều có điểm chung là dễ dàng lau chùi, thời gian thi công nhanh chóng và tính thẩm mĩ cao.
Tấm sàn tre Bamboo nhẹ
Hiện nay, tấm sàn tre là vật tư xây dựng khá phổ biến trong thi công sàn dân dụng. Bởi lẽ, ngoài việc mang đến vẻ đẹp thẩm mỹ cao cho ngôi nhà, sàn tre còn có những ưu điểm như chi phí hợp lí so với sàn gỗ tự nhiên, độ bền cao, dễ dàng lắp đặt và thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, sàn tre rất dễ thấm nước, vậy nên, chủ nhà nên tránh sử dụng loại sàn này cho nhà tắm, hiên nhà hoặc bất cứ khu vực nào quá ẩm thấp.
Tấm nhựa vinyl, sàn cao su (Rubber Floor)
Tấm nhựa vinyl là những tấm nhựa được thiết kế khá phức tạp nhằm đảm bảo chất lượng tiêu chuẩn, tăng độ thẩm mỹ. Đây là vật liệu thân thiện với môi trường vì nhựa được sử dụng chủ yếu là nhựa tổng hợp PVC, SPC đã qua kiểm chứng an toàn. Những đặc điểm nổi bật của tấm nhựa này có thể kể đến như độ bền cao, đa dạng mẫu mã, khả năng chống ẩm, chống nước, cũng như kháng khuẩn, đặc biệt hơn hết là giá thành phù hợp với người tiêu dùng. Sàn cao su được sản xuất từ hai nguồn chính: cao su thiên nhiên SBR và cao su dạng hạt EDPM. Vì vậy, sàn cao su có đầy đủ tính chất giảm âm, chịu nước, ẩm tốt. Ngoài ra, tuổi thọ của sàn cao su có thể lên đến 18-20 năm. Đây là loại vật liệu được ứng dụng phổ biến trong xây dựng sân vườn, khu vui chơi trẻ em, phòng gym,… và những công trình như bể bơi, sân đua ngựa.
Vật liệu nhẹ từ tre nứa
Tre là vật liệu có độ nén cao và trọng lượng nhẹ, là một trong những vật tư xây dựng được sử dụng trong việc thi công bê tông, đặc biệt là ở những nơi có nhiều tre. Tre thường được ứng dụng để xây dựng giàn giáo, cầu, tường, vách ngăn và các công trình, nhà ở dân dụng.
Ứng dụng vật liệu xây dựng siêu nhẹ
Dưới đây là một số ứng dụng chính của vật liệu xây dựng siêu nhẹ:
- Cải thiện tính cơ học của công trình: Vật liệu xây dựng siêu nhẹ như bọt biển cách nhiệt, gỗ balsa hay bọt xốp có thể được sử dụng để làm các bản lề, cấu trúc và khung xương trong các công trình xây dựng. Chúng giúp giảm tải trọng và tăng khả năng chịu tải của các bộ phận này.
- Cách nhiệt và cách âm: Vật liệu siêu nhẹ thường có khả năng cách nhiệt và cách âm tốt, giúp cải thiện hiệu suất năng lượng và tiện ích cho các công trình. Chúng có thể được sử dụng để cách nhiệt tường, trần và sàn nhằm giảm mức tiêu thụ năng lượng và tiếng ồn.
- Xây dựng nhà di động và căn hộ di động: Vật liệu xây dựng siêu nhẹ thường được sử dụng để xây dựng các nhà di động và căn hộ di động. Điều này giúp giảm trọng lượng và tăng tính di động của các công trình này.
- Xây dựng cầu và cầu treo: Vật liệu siêu nhẹ có thể được sử dụng trong xây dựng các cầu và cầu treo để giảm tải trọng lên cấu trúc, đồng thời đảm bảo tính chắc chắn và an toàn của chúng.
- Ứng dụng trong các công trình mang tính bền vững: Vật liệu xây dựng siêu nhẹ thường được ưa chuộng trong các dự án xây dựng bền vững như các công trình sử dụng năng lượng mặt trời hoặc các hệ thống xử lý nước thải. Chúng giúp giảm lượng vật liệu cần sử dụng và tạo ra các công trình thân thiện với môi trường.
Có nên xây nhà bằng vật liệu nhẹ không?
Vật liệu siêu nhẹ đang được rất nhiều người ưa chuộng và dần phổ biến rộng rãi trên khắp cả nước. Vậy bạn có nên xây dựng nhà bằng vật liệu nhẹ? Trên thực tế vật liệu siêu nhẹ có rất nhiều ưu thế vượt trội như đã được nêu ở phía trên bài viết. Bên cạnh đó vật liệu siêu nhẹ còn có đặc tính chịu lực vô cùng tốt với tải trọng không thua gì so với vật liệu thông thường và đa dạng mẫu mã, thiết kế cũng như chất liệu. Do vậy vật liệu nhẹ vô cùng phù hợp cho chủ nhà trong việc xây dựng nhà cửa cũng như thực hiện các hoạt động hoàn thiện như trang trí, ốp tường, lát nền,… Bên trên là những thông tin liên quan đến vật liệu xây dựng siêu nhẹ, bạn có nghĩ rằng đây sẽ là tương lai của ngành công nghiệp xây dựng không?
POSTER FOXSEOTOOL